Mọi người thường nghĩ bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là rất an toàn vì không khí lạnh có thể giết chết vi khuẩn. Nhưng thực ra trong môi trường lạnh chỉ làm cho vi khuẩn hoạt động chậm lại và nếu chúng ta để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh hay bảo quản không đúng cách còn làm cho vi khuẩn trở nên mạnh mẽ và lan rộng hơn. Hãy trở thành người nội trợ thông minh để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình qua bài viết của trung tâm sửa tủ lạnh quận 9 dưới đây.
- Bí quyết khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết của chuyên gia
- Thủ thuật khắc phục tủ lạnh bị chảy nước ra sàn
- Nguy hiểm tìm ẩn từ thực phẩm để lâu trong tủ lạnh
Xem thêm: Chia sẻ cách làm viên khử mùi hôi tủ lạnh đơn giản
I) Quy trình hoạt động của tủ lạnh
Bước 1: Khí gas (chất làm lạnh) được nén tại máy nén tạo ra áp suất và nhiệt độ cao nhưng vẫn giữ chất làm lạnh ở thể khí.
Bước 2: Khí bị nén được đưa tới dàn nóng, nhiệt độ lúc này được hạ xuống nhưng vẫn giữ nguyên áp suất cao, chuyển khí thành thể lỏng, hình thành quá trình ngưng tụ.
Bước 3: Chất làm lạnh lúc này được giảm áp, tạo thành dòng khí có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Bước 4: Chất làm lạnh lúc này lại được hóa hơi để hấp thụ nhiệt bên trong tủ lạnh và làm giảm nhiệt độ tủ, sau đó được trở về máy nén để tiếp tục chu trình.
Thông thường, với tủ lạnh có dung tích khoảng 130 lít, người sử dụng có thể bảo quản thực phẩn khoảng 3 ngày mà không bị hư hỏng. Đối với tủ lạnh có dung tích lớn hơn, thời gian bảo quản có thể là một tuần
Thực phẩn được bảo quản ở nhiệt độ càng lạnh càng thì tốc độ phá hoại của vi khuẩn càng chậm, việc này dẫn đến quá trình thay đổi về mặt hóa học của thực phẩm cũng giảm theo. Tuy nhiên, việc này vẫn không thể ngăn việc thực phẩm bị hư hỏng sau một thời gian bảo quản và thực phẩm theo đó cũng mất dần chất dinh dưỡng.
Dựa theo nguyên lý hoạt động trên, chúng ta có thể hiểu được cách làm lạnh của tủ lạnh, nhưng đồng thời cũng nhận rõ rằng việc làm lạnh của tủ chỉ có tác dụng làm giảm nhiệt độ nhằm kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm bên trong tủ.
II) Nguy hiểm từ việc bảo quản thức ăn quá lâu trong tủ lạnh.
1) Không nên để trứng ở cánh cửa tủ lạnh
Trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ 0,6-2,2 độ C để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong gây ung và hỏng trứng, tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.
Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong
2) Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp
Theo Giáo sư Humphrey, nhiệt độ của tủ lạnh nên được duy trì ở mức từ 4-5 độ C, đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu và không đặt thức ăn nóng vào tủ để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.
Nhiều người sai lầm khi tin rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo Giáo sư Humphrey, thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1 độ C đến 4 độ C và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mai mềm, thịt, cá…
3) Không nên để khoai tây trong tủ lạnh
Thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây.
Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây.
Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.
4) Nguy cơ từ chiếc tủ lạnh đầy ắp thức ăn
Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giáo sư Humphrey khuyên bạn nên lau tủ 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.
Vì để bảo đảm sức khỏe người dùng, các nhà sản xuất thực phẩm có xu hướng cắt giảm hàm lượng chất bảo quản, nên gia tăng nhu cầu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau khi đã mở bao bì.
5) Không nên dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh
Đây là một thói quen rất có hại vì khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin.
Chất này là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates…
Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
6) Hãy cẩn thận với các loại rau sống
“Chúng ta thường phớt lờ vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh” – Giáo sư Humphrey nói. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường tìm thấy trong đất trồng rau.
Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
7) Dự trữ phô mai trong hộp riêng
Bạn nên bảo quản phô mai trong một chiếc hộp riêng và không đặt chung với những loại thức ăn khác như patê, cá, thịt xông khói.
Lý do là phô mai dễ bị nhiễm khuẩn listeria từ các loại thức ăn khác qua tay của bạn.
8) Cơm để trong tủ lạnh cũng không an toàn
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy.
Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Theo Giáo sư Humphrey, bạn nên để cơm vào tủ lạnh khi nó vừa nguội và nên đem cơm bỏ sau 3 ngày cất trong tủ lạnh.
9) Đừng bao giờ đặt thịt ở ngăn trên cùng
Giáo sư Humphrey giải thích:“Một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là lây nhiễm chéo” . Ví dụ, thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy.
Do đó, nếu được đặt trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn sống. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.