Người tiêu dùng thường có ý nghĩ tủ lạnh có thể bảo quản được tất cả mọi thứ kể cả thuốc. Nhưng đây là suy nghĩ vô cùng sai lầm vì chỉ có 1 số loại thuốc mới có thể bảo quản trong tủ lạnh, các loại còn lại nên được giữ ở nhiệt độ thường. Các bạn không cần phải lo lắng, hãy tham khảo bài viết này của trung tâm sửa tủ lạnh quận 9 dưới đây để có thể tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và cho gia đình.
- Bật mí cách nạp gas cho tủ lạnh từ chuyên gia
- Thủ thuật khắc phục tủ lạnh bị chảy nước ra sàn
- Những tác hại không ngờ do quên sạc gas cho tủ lạnh
Xem thêm: Cách khắc phục tủ lạnh bị đọng hơi nước
I) Các loại thuốc có thể bảo quản trong tủ lạnh
Thuốc đạn dùng ngoài dễ bị nóng chảy trong mùa hè ở nhiệt độ cao, nên cho vào tủ lạnh, khi thuốc đông lại có thể tiếp tục sử dụng.
Thuốc điều trị các bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, viên bổ sung can-xi nên uống sau bữa ăn.
Thuốc điều trị mắt, thuốc nhỏ mắt cũng có thể để vào tủ lạnh, nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ, thuốc nhỏ mắt có thể nhỏ vào ban ngày.
Thuốc Insulin cần phải giữ ở nhiệt độ thấp từ 4-8 độ C, không được tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Khi lấy insulin ra khỏi tủ lạnh để dùng: “Nên lấy thuốc insulin sắp được sử dụng ra khỏi tủ lạnh trước 4 giờ, bởi vì tiêm insulin lạnh sẽ đau hơn rất nhiều so với tiêm insulin ở nhiệt độ bình thường”. Như vậy, cần lưu ý thêm, ngoài chỗ cất giữ thuốc thông thường trong nhà phải có thêm tủ lạnh để bảo quản các thuốc đặc biệt.
II) Các loại thuốc không nên bảo quản trong tủ lạnh
a) Thuốc tây:
Thuốc dạng bột không nên bảo quản trong tủ lạnh vì khí lạnh ẩm ước sẽ làm thuốc bị chảy nước và giảm công hiệu của thuốc.
b) Thuốc bắc:
Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM, thuốc bắc là một dạng như thực phẩm khi để trong tủ lạnh lâu ngày đều có nguy cơ bị nấm mốc nhiễm khuẩn. Môi trường tủ lạnh không hoàn toàn vô trùng, bởi vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc tạm thời không phát triển, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ phát triển rất nhanh. Còn với nấm mốc, sẽ sinh độc tố khi nhiễm vào thực phẩm thì tác hại khôn lường cho sức khoẻ.
Đa phần dùng thuốc Đông y thì người bệnh hay quan niệm “chọn thầy có tay bốc thuốc” nên mới có những trường hợp lặn lội từ xa tới tận nơi thầy mát tay bốc thuốc kê đơn. Vì vậy, họ hay mua nhiều trong một lần cắt thuốc, nhưng lại không hiểu cơ bản về cách dùng và bảo quản thuốc Đông y. Thuốc Đông y thường là loại đã được xao, phơi khô, không nên bỏ vào tủ lạnh, chỉ cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát là được.
c) Lưu ý:
Không nên cắt hàng chục thang thuốc/lần, dù đó là thuốc bổ hay thuốc bệnh. Việc cắt nhiều thang thuốc một lúc để uống dần là không khoa học. Thuốc cắt thang tốt nhất là sắc ngay sau bốc thuốc và uống ngay sau khi sắc. Ngoài ra, bao bì gói thuốc cũng phải đảm bảo an toàn sức khoẻ, tuyệt đối không nên gói trực tiếp thuốc bằng giấy báo tờ, trước khi sắc uống phải rửa sạch thuốc. Người bệnh dùng thuốc bắc hiệu quả còn phụ thuộc vào cái tâm chỉ dẫn của người thầy thuốc.
Không nên uống thuốc chung với sữa, trà, các loại nước ngọt,…vì chúng sẽ làm mất công dụng của thuốc.
Nên ăn trái cây hay uống các loại nước hoa quả trước hoặc sau lần uống thuốc khoảng 1 tiếng.